- Bài viết của BGH
- Ý kiến người học
- Hợp tác Doanh nghiệp
-
Lịch công tác
- Thời khóa biểu
- Qui định nội bộ
- Phòng chống tham nhũng
- Tài liệu cho viên chức - GV
- Tài liệu cho HSSV
- Hỗ trợ NN DIOXIN / Khuyết tật
- Hệ thống Quản lý văn bản
- Cổng thông tin điện tử
- Thư viện ảnh
- Luật giáo dục nghề nghiệp
- Thư viện điện tử
- Học tập, làm theo Bác
- Quy chế dân chủ
Liên kết website
- Bài viết của BGH
- Tích cực hóa người học thông qua 5W1H
Bài viết của BGH
Tích cực hóa người học thông qua 5W1H
Ngòai việc rèn luyện kỹ năng (skills), điều khó khăn nhất là làm thế nào để giúp học sinh đạt được mục tiêu kiến thức (knowledge), thái độ (attitude).
Sau đây là một công cụ đơn giản nhưng đầy hiệu quả để giúp sức cho việc tìm hiểu một vấn đề nào đó, chúng ta thường lúng túng vì không biết phải bắt đầu như thế nào …?
Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:
WHAT? (Cái gì?)
- Cái đó là gì?
- Cuốn sách/Bài học này trình bày vấn đề gì?
- Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else)
- Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?...
WHERE (Ở đâu?)
- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào?
- Tìm hiểu việc ứng dụng ICT trong dạy học ở đâu?
- Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào?
- Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?...
WHEN (Khi nào?)
- Sự kiện này xảy ra khi nào?
- Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy?
- Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này?
WHY (Tại sao?)
- Tại sao phải học bài/module này?
- Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not)
- Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại?
- Tại sao giáo viên ít truy cập vào website: www. longthanhtech.edu.vn?
HOW (Như thế nào?)
- Chiếc máy này hoạt động như thế nào?
- Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much)
- Sự kiện lịch sự này đã làm đối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và người? (VD cho môn lịch sử) (How many)
WHO (Ai?)
- Ai đã/sẽ nghiên cứu/thực hiện vấn đề này?
- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào?
- Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai?
Ý nghĩa của việc sử dụng công cụ 5W1H trong thực tiễn
Giáo viên có thể cho một đọan văn hoặc một phần của tài liệu để học sinh đọc và tóm tắt theo 5W1H (có thể bài tập nhóm hoặc cá nhân). Sau đó mô tả lại bằng lời hoặc giấy giúp “người học tích cực” và giúp giáo viên xác định mức độ hiểu bài của học sinh.
Công cụ 5W1H còn có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp khác như: thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tóm tắt một cuốn sách, ghi nhớ một sự kiện,…5W1H cũng có thể sử dụng chung với Bản đồ tư duy để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong giảng dạy, học tập, kinh doanh, đàm phán,…
Công cụ 5W1H rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó khéo léo và thường xuyên./.
Các tin khác
- » Bản báo cáo tóm tắt kết quả và đề xuất sau khóa đào tạo giảng viên năng suất chất lượng
- » Báo cáo kết quả tham quan công ty Vedan Việt Nam (26/01/2021)
- » Báo cáo tóm tắt kết quả sau khóa "Bồi dưỡng kỹ năng và phong cách ngoại giao"
- » Báo cáo kết quả chuyến đi công tác tại Hàn Quốc
- » Báo cáo kết quả chuyến đi nước ngoài từ ngày 19/6/2019 đến ngày 26/6/2019
- » Báo cáo kết quả chuyến đi nước ngoài từ ngày 26/3/2019 đến ngày 29/3/2019
- » Báo cáo kết quả chuyến đi nước ngoài từ ngày 4/11/2017 đến ngày 18/11/2017
- » Báo cáo tóm tắt kết quả sau khóa tập huấn tại Nhật Bản (01/10 đến 06/10/2017).