Danh mục
- Bài viết của BGH
- Ý kiến người học
- Hợp tác Doanh nghiệp
-
Lịch công tác
- Thời khóa biểu
- Qui định nội bộ
- Phòng chống tham nhũng
- Tài liệu cho viên chức - GV
- Tài liệu cho HSSV
- Hỗ trợ NN DIOXIN / Khuyết tật
- Hệ thống Quản lý văn bản
- Cổng thông tin điện tử
- Thư viện ảnh
- Luật giáo dục nghề nghiệp
- Thư viện điện tử
- Học tập, làm theo Bác
- Quy chế dân chủ
Liên kết website
- Bài viết của BGH
- Những khó khăn khi lựa chọn nghề
Bài viết của BGH
Những khó khăn khi lựa chọn nghề
Chọn nghề là một giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của tất cả các bạn trẻ. Bạn thành công hay thất bại phụ thuộc vào quyết định “bộc phát” khá lớn vì sự bộc phát chính là sự yêu thích nhất thời, trong khi đó bạn chưa thật sự nắm rõ về kết quả thật sự mà bạn sẽ đạt được. Thế nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định chọn nghề. Sau đây là những chia sẽ qua những thực tế mà tôi muốn gửi đến các bạn:
Không phải con đường vào đại học là con đường duy nhất dẫn đến thành công, vì các bạn chỉ nghĩ đơn giản là sau khi thi đậu vào đại học thì ra trường chắc chắn sẽ có được một công việc nhàn nhạ, lương cao có vị trí trong xã hội. Đặt biệt là khi học đại học, các bạn chỉ được tập trung vào rất nghiều bài vở trên lý thuyết, còn về thực tế công việc hoặc kỹ năng chuyên sâu của công việc thì các bạn hầu như chưa hề biết đến. Chính điều đó đã làm cho những sinh viên vừa mới tốt nghiệp bước chân vào thị trường lao động sẽ bị từ chối vì không có kinh nghiệm hoặc không vượt qua vòng thử việc bằng chính kỹ năng thực sự nên khiến cho họ nhanh chóng thất vọng và chán nản. Hậu quả là “bẻ lái” chuyển ngành học, làm trái nghề thậm chí thất nghiệp.
Do thiếu thông tin học nghề
Hầu hết các bạn trẻ chỉ hiểu tên nghề học, nghề “hot” để theo học mà không hiểu hết được nội dung, tính chất, yêu cầu của nghề mà mình đã chọn. Người học phải quan tâm tới chất lượng khi học nghề đó chính là tự trao dồi cho mình những kỹ năng, kỹ xảo, những giá trị tri thức thật sự để hoàn thiện tay nghề một cách tự tin khi tìm việc làm. Bạn cần phải phân tích, cơ hội của ngành nghề theo các tiêu chí như: Cơ hội tìm được việc làm, mức thu nhập, cơ hội thăng tiến và nâng cao trình độ. Có như vậy các bạn sẽ nhanh chống nâng cao vị trí, vai trò của mình trong xã hội, chứng minh được những suy nghĩ trái chiều, lệch lạc khi bạn chọn học nghề.
Do thiếu thông tin về thị trường lao động
Thị trường lao động được hiểu đơn giản là mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, dựa trên sự thoả thuận thông qua các hợp đồng lao động. Thị trường lao động được chi phối bởi qui luật cạnh tranh về hiệu quả, lợi nhuận công việc đạt được từ sản phẩm mà người lao động mang lại cho người sử dụng lao động. Căn cứ vào điều đó giá trị của người lao động được chi trả lương cao hay thấp được quyết định bởi kỹ năng nghề nghiệp mà người lao động đáp ứng được.
Qua đó, người học nghề cũng cần quan tâm đến thị trường lao động đang cần gì, chứ không phải mình thích học gì, thì kết quả sau khoá học người lao động mới được thị trường lao động tiếp nhận. Đó là yêu cầu mà người học nghề cần nắm bắt nếu muốn có việc làm và thu nhập cao. Thông tin về thị trường lao động chính là nhu cầu sử dụng nguồn lao động đáp ứng tuỳ theo loại hình sản xuất tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố. Bạn phải nắm bắt thông tin nhu cầu sử dụng lao động tại địa phương mình sinh sống.
Do thiếu sự ủng hộ của gia đình
Hầu hết các bạn đều học theo “quy hoạch của gia đình”, ngành này đang “hot”, lương cao, địa vị tốt..., điều đó đúng nhưng chưa đủ, nghe theo gia đình là cần thiết, lựa chọn cơ hội để phát triển thu nhập cao là chính đáng. Điều này rất phổ biến đối với những thí sinh “mù” thông tin và dễ bị thuyết phục bởi dư luận, mà dư luận ở đây chỉ là ông cậu, bà cô, dì..., thậm chí là cô cậu hàng xóm. Tất cả những đồn thổi như: “Nghe nói học Công nghệ thông tin ra dễ xin việc lắm...”, hay “ học đại học thì mới được vào làm Nhà nước” còn học nghề chẳng qua cũng làm công nhân lao động chân tay thấp hèn,..
Bạn cần xác định chắn chắn rằng hiện tại xã hội đang cần gì, bản thân của bạn phù hợp với những công việc gì, đừng chọn việc chỉ vì lý do bố mẹ thúc ép. Hãy khám phá khả năng và mạnh dạng thử thách bản thân mình. Tuy nhiên sự lựa chọn nào cũng có hai mặt, thật ra khi chọn nghề nhất thiết phải tính đến sự phù hợp giữa tính cách cá nhân và tính chất công việc trong tương lai, ví dụ như: bạn rất khó theo đuổi nghề sư phạm khi bạn không có lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm.
Ở Thụy Sĩ có chương trình “giáo dục đôi” – vừa học vừa làm. Chương trình này có sức hút rất lớn, không chỉ với HS tại Thụy Sĩ, mà còn cả với HS của nhiều nước. Nói cho dễ hiểu là sau khi học xong chương trình giáo dục bắt buộc (16 tuổi), chỉ có 20% HS xuất sắc chọn con đường học tiếp 3,5 năm nữa để vào ĐH, 80% còn lại sẽ vào học chương trình “giáo dục đôi” kéo dài từ ba – bốn năm tùy ngành nghề. Trong thời gian này, trung bình cứ một ngày học lý thuyết tại trường thì HS có ba ngày thực tập, làm việc tại các nhà xưởng, công ty, xí nghiệp một cách nghiêm túc và được trả lương. Sau khi hoàn tất chương trình này (19 – 20 tuổi), HS đã có tay nghề rất vững, đi làm ở đâu cũng được. Triết lý để Thụy Sĩ lập ra chương trình “giáo dục đôi” là: nếu tất cả đều học cử nhân thì sẽ không có ích gì cho đất nước, không hỗ trợ được gì cho thị trường lao động, nhiều cử nhân sẽ phải quay lại học nghề bởi không có nền kinh tế nào lại cần toàn bộ lao động có trình độ cử nhân!
Học nghề đâu có gì phải “quê”
Vào đại học là điều mà tất cả các bạn trẻ đều mong muốn, nhưng nếu thực lực không cho phép thì các bạn nên chọn học nghề vẫn tốt hơn. Khi đã có cái nghề nuôi sống bản thân và gia đình bạn có thể học nâng cao trình độ “vừa học vừa làm”. Việc học là suốt đời, không chỉ dừng lại ở những năm cao đẳng hay đại học.
Tâm lý của các bạn là thổ thẹn, mặc cảm với việc học nghề. Theo tôi việc học nghề chẳng có gì là xẩu hổ nó chẳng qua là sự lựa chọn phù hợp với bản thân. Mọi ngành nghề đều được tôn trọng như nhau. Khi ta biết rằng khả năng thực sự của mình không đủ để làm những việc mang tính chất nghiên cứu, học thuật, mà cố học lên đại học thì tấm bằng ấy khi nhận được cũng không có ý nghĩa gì. Nếu cứ phải chọn lựa một cách sai lầm thì hậu quả là sự thất nghiệp.
Thực tế xã hội rất cần những lao động có tay nghề, có qua trường lớp thì những lao động này rất có tâm với công việc. Chính vì vậy việc học nghề đâu có gì phải “quê”, không có gì đáng hổ thẹn cả. Học nghề sẽ tốt hơn rất nhiều so với những cái bằng đại học mà phải đi lái taxi, bốc vác thuê hay làm bảo vệ,..
Lợi ích không ngờ của việc học nghề
Học nghề rất phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi, tiết kiệm được thời gian, chi phí mà hiệu quả không hề nhỏ. Việc lựa chọn học nghề là cơ hội để bạn có một nghề nghiệp vững chắc, lựa chọn tương lai với mức thu nhập đáng mơ ước. Với mức học phí thấp, rất thích hợp cho các bạn học sinh vừa làm vừa học thể hiện sự năng động của tuổi trẻ và khẳng định được khả năng của bản thân mình.
Hàng năm, các doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ cho việc tuyển dụng và đào tạo lao động phổ thông thành lao động có tay nghề. Trong cuộc đua lợi nhuận, các ông chủ phải chi trả quá nhiều khoản kinh phí khác nhau, khiến họ đắn đo khi quyết định có nên cho nhân viên của mình tham gia các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ hay không, mặc dù biết sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.Vì vậy, việc bạn có sẵn tay nghề sẽ nâng cao cơ hội của bạn và cũng tiết kiệm chi phí cho các nhà tuyển dụng.
Thực tế cho thấy với bốn năm rưỡi Tôi theo học chương trình Đại học thì cũng với thời gian này một người bạn của tôi lại chọn “vừa làm vừa học” hệ Trung cấp nghề, sau hai năm tốt nghiệp ra trường, bạn ấy đã được vào vị trí tổ trưởng sản xuất với mức lương trên năm triệu đồng/tháng, với mức thu nhập đó bạn ấy tiếp tục theo học liên thông và đến bây giờ bạn ấy cũng đã có bằng đại học như Tôi, với vị trí hiện tại là Phó Giám đốc điều hành sản xuất. Nhưng đối với tôi khi vừa tốt nghiệp ra trường cầm bằng đại học trên tay thật sự thấy khó để tìm được việc làm đúng với chuyên môn, bên cạnh đó dù Bạn có làm rất tốt nhưng lương vẫn thấp vì doanh nghiệp cho rằng bằng cấp của bạn không đúng chuyên môn yêu cầu của Doanh nghiệp. Chính vì vậy việc học Đại học không phải là con đường duy nhất đi đến thành công!
Chúc các bạn thành công khi lựa chọn học nghề cho tương lai...
Các tin khác
- » Bản báo cáo tóm tắt kết quả và đề xuất sau khóa đào tạo giảng viên năng suất chất lượng
- » Báo cáo kết quả tham quan công ty Vedan Việt Nam (26/01/2021)
- » Báo cáo tóm tắt kết quả sau khóa "Bồi dưỡng kỹ năng và phong cách ngoại giao"
- » Báo cáo kết quả chuyến đi công tác tại Hàn Quốc
- » Báo cáo kết quả chuyến đi nước ngoài từ ngày 19/6/2019 đến ngày 26/6/2019
- » Báo cáo kết quả chuyến đi nước ngoài từ ngày 26/3/2019 đến ngày 29/3/2019
- » Báo cáo kết quả chuyến đi nước ngoài từ ngày 4/11/2017 đến ngày 18/11/2017
- » Báo cáo tóm tắt kết quả sau khóa tập huấn tại Nhật Bản (01/10 đến 06/10/2017).